➀ Biểu hiện của bệnh giời leo:
Bệnh giời leo có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau. Bệnh thường phổ biến nhất vào mùa gặt, các thời điểm chuyển giao mùa, khi thời tiết có độ ẩm cao.
Bệnh giời leo thường để lại những biểu hiện khá giống bệnh zona nên rất dễ nhầm lẫn.
Khi mắc bệnh giời leo, ban đầu người bệnh sẽ có cảm giác như bị trầy sước hay bỏng, ngứa râm ran như bị kim châm ở một vài vùng da.
Biểu hiện ban đầu bệnh giời leo là cảm giác ngứa râm ran, nóng đỏ như bị kim châm ở một vài vùng da.
Sau khoảng 1 – 2 ngày nhiễm bệnh, cơ thể người bệnh sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38 độ C, người mệt mỏi, khó chịu.
Sau một khoảng thời gian nhất định trên da xuất hiện mảng da đỏ, trên có những mụn nước nhỏ li ti, rất đau rát, khó chịu và rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường.
Thời gian đầu những vết giời leo có đường kính 1-2cm mọc gần nhau sau đó lan rộng thành mảng lớn, khoảng 2-3 tuần những mảng giời leo sẽ đỡ, các mụn nước sẹp dần.
Tuy nhiên nếu không điều trịnhững mảng giời leo sẽ để lại những vết thâm, sẹo.
Giời leo sau biểu hiện đỏ da sẽ nỗi lên các mụn nước
➁ Cách điều trị bệnh giời leo bằng phương pháp dân gian:
Bệnh giời leo do dịch tiết côn trùng chứa chất acid photpho hữu cơ gây ra. Vì vậy, nên việc điều trị thường là dùng dung dịch kiềm mạnh để trung hòa khiến chất độc biến mất không gây bỏng da và để bệnh khỏi.
Khi bị bệnh giời leo nhiều người bệnh thường tìm đến những cách điều trị theo dân gian như lấy gạo nếp và đậu xanh nhai nhỏ và đắp vùng da bị tổn thương. Cách nhai đậu xanh và gạo nếp sẽ làm cho nước bọt là chất kiềm trung hòa acid và ngũ cốc có tác dụng hút mủ nước giúp vết mọng nước nhanh khô hơn và khỏi bệnh.
Hoặc một số người bệnh sử dụng nhựa cây sung bôi trực tiếp lên mảng giời leo sau 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Thông thường chữa bằng phương pháp này bệnh cũng sẽ đỡ nếu sử dụng từ 2-7 ngày.
Bệnh giời leo có thể điều trị bằng đậu xanh
➂ Cách điều trị bệnh giời leo bằng Tây y:
Đây là cách chữa trị nhanh chóng được nhiều người bệnh tìm đến. Bệnh giời leo được điều trị theo Tây y thường là những loại thuốc kháng virus nhằm mục đích tiêu diệt virus gây bệnh và thuốc kháng viêm, giảm đau để phòng và giảm biến chứng sau bệnh.
Ngoài ra bác sĩ sẽ cho người bệnh thuốc bôi có tác dụng làm mảng giời leo dịu mát và chống viêm da.
Các mụn nước giời leo trên cơ thể người bệnh
➃ Người bệnh cần lưu ý khi bị bệnh giời leo:
Giời leo ở mức độ nhẹ có thể sử dụng các phương pháp chữa trị trên. Tuy nhiên để việc điều trị được hiệu quả người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị tránh nhiễm trùng
Bác sĩ Nhung đang thăm khám chữa cho bệnh nhân
Khi bị bệnh giời leo, lúc này sức đề kháng của người bệnh kém, bị giảm sút nên cần bổ sung các loại vitamin khoáng chất, thức ăn thanh mát,…để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Người bệnh nên uống nhiều nước, bổ sung nước ép trái cây để tăng cường đào thải độc tố, bổ xung thêm lượng vitamin cho cơ thể. Cần tránh những đồ ăn cay, có tính nóng,…
Bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh mỗi ngày, mặc quần áo thoáng mát, vải mềm để tránh bị trầy xước da.
Cố gắng không tác động lên vùng da bị bệnh, nhất là chọc vào các mụn nước vỡ ra vì làm như vậy sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
Khi bị giời leo người bệnh cần chú ý không gải, tác động lên vùng tổn thương
➄ Cách chữa trị bệnh giời leo hiệu quả tại Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn:
Theo bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan – Trưởng khoa khám bệnh ở Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, giảng viên bộ môn YHCT tại Đại học Y dược TPHCM: Bệnh giời leo có thể điều trị dứt điểm bằng cả Đông y và Tây y.
Điều trị giời leo bằng Đông Y các bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên, tốt cho sức khỏe, đem lại hiệu quả cao như: Kinh giới, phòng phong, độc hoạt, khương hoạt, tiền hồ, sài hồ, chỉ xác, cát cánh, bạch phục linh, cam thảo, xuyên khung, bạc hà cùng các loại thảo dược quý hiếm khác.
Ngoài sử dụng thuốc uống giúp bệnh nhanh lành, đào thải độc bên trong, giúp nâng cao sức đề kháng người bệnh còn được sử dụng thêm thuốc bôi bên ngoài để vết thương nhanh lành, không để lại sẹo, vết thâm.
Mọi thông tin liên hệ:
Bạn có thể quan tâm: Bệnh giời leo nên kiêng ăn gì
Bệnh giời leo có nguy hiểm không